TRẢI NGHIỆM TIẾT THỰC và NHỊN ĂN

03/05/2021 - runggoi


Chúng ta thường chúc nhau “Thân Tâm An Lạc” và khi nói đến Tu thì hay nói là “Tu Tâm”.
Vậy còn “Thân” thì sao.😇
Vài năm trở về trước mình hầu như không cảm thấy có “vấn đề” gì lắm về sức khoẻ ngoài chút dị ứng mũi, thậm chí phần hơi tự tin về sức khoẻ vì tương đối khá ở các môn thể thao như bơi, đi bộ hay leo núi. Khi bắt đầu có hiện tượng mỏi lưng và đầu gối khi ngồi thiền lâu, cộng thêm ban đêm bị thức dậy một vài lần, không còn ngủ thẳng một giấc cho đến sáng như trước nữa, lúc đó mình mới để tâm đến chăm sóc sức khỏe hơn. Sau khoảng một năm áp dụng các phương pháp từ tích cực vận động hơn, chăm tự xoa bóp ấn huyệt hơn, bồi bổ cơ thể hơn… tình hình cũng không cải thiện nhiều. Và mình nhớ đến môn Nhịn ăn.
Mình biết đến môn này từ hơn 20 năm về trước khi thấy ba mình đã nhịn ăn 13 ngày và hầu như không uống nước. Đến ngày cuối thì ba đau quặn ruột và xổ ra rất nhiều… thứ không thể tưởng tượng nổi là trong bụng có thể lại có những thứ đó. Cụ đã rửa sạch, sau đó lọc ra phơi khô đóng túi nilon những viên sỏi đó và khoe khắp với bạn bè. Sau đó mình có duyên biết đến nhóm thực dưỡng chị Trâm Phạm và cô Tạ Thị Lý (nay 82 tuổi, người có nhiều kinh nghiệm nhất). Từ đó mình thường tự nhủ có dịp sẽ nhịn, hồi đó với ước muốn nhịn chủ yếu để khỏe và trẻ đẹp hơn, nhưng đã không thu xếp được vì đơn giản là lo trong thời gian nhịn ăn bị gầy, trông sẽ không đẹp mắt lắm. Hơn nữa môn này được coi như là cách chữa bệnh dân gian, có vẻ như chưa có cơ sở khoa học.

Cuối năm ngoái nhân dịp Covid có nhiều thời gian mình lại nhớ đến môn này và bắt đầu tìm kiếm tài liệu khoa học về Nhịn ăn. Cuốn “Điều kỳ diệu của sự nhịn ăn” của tác giả Paul Bragg người Nga cùng giải Nobel về Y học 2016 của nhà khoa học người Nhật ông Yoshinori Osumi, về chế độ Tự thực của tế bào cơ thể đã làm mình không chút hoài nghi gì về cơ sở khoa học của nó. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Những tế bào già cỗi sẽ được làm thức ăn cho tế bào khoẻ, tương tự như lá trên cành rụng xuống trở thành phân bón cho cây. Nhờ đó các cơ quan trong cơ thể có thể trở lại trạng thái quân bình khỏe mạnh nhất. Ngẫm mà thấy đúng là trí tuệ con người chúng ta chưa vượt qua được sự kỳ diệu của cơ thể thật: chúng ta chưa có nhà máy sản xuất được máu trong khi cơ thể có thể biến thức ăn thành máu nuôi cơ thể…
Và thế là mình lên chương trình nhịn ăn. Trước đó mình đã chỉ có tham gia 2 khoá tu nhịn 36 tiếng. Các kinh nghiệm được chia sẻ tại gourp “Nhịn ăn khoa học – thanh lọc thân tâm” cùng các chương trình của RungGoi.com của bạn Nguyễn Huỳnh Thuật người có kinh nghiệm lâu năm.hướng dẫn nhịn ăn đã làm mình thêm xác quyết để thực hiện nhịn ăn dài ngày. Theo như chỉ dẫn của các chuyên gia trong các.tài liệu thì nên chia nhỏ và tiến hành các đợt nhịn ngắn ngày rồi tăng dần số ngày lên, mình đã bắt đầu nhịn ăn 36 tiếng.
Đợt thanh lọc 25 ngày của mình có xen 4 ngày ở giữa có ăn nửa bát cơm mỗi ngày và uống chanh mật ong để làm sạch đại tràng.

  • Đợt 1: 3 ngày đầu nhịn khô (không uống nước)
    Sau 36 tiếng mình định ăn lại mà miệng đắng ngắt không muốn ăn mà cũng không đói nên nhịn tiếp. Không biết có phải vì minh đã rất xác quyết và tin tưởng phương pháp này mà cơ thể đã hợp tác với. Thỉnh thoảng có cảm giác hơi hơi choáng khi cử động nhanh, chậm lại và thở đều thì hết cảm giác choáng. Mình tranh thủ buổi chiều ra khỏi nhà và đi dạo chân trần trên cát.
  • Đợt 2: 4 ngày tiết thực và làm sạch đại tràng.
    Sau ngày thứ 3 cũng không thèm ăn và không thấy mệt, nhưng vì phải di chuyển xa và phải và giao tiếp nên mình quyết định ăn mỗi ngày 2 bữa với lưng bát cơm lứt nhai rất kỹ và làm sạch đại tràng với nước chanh mật ong, vỏ hạt Mã đề và bột khoáng sét theo cách của VietHealthy. Cảm giác vô cùng sảng khoái nhẹ nhõm sau mỗi lần đi đại tiện kéo dài suốt cả ngày. Lúc đó mới hiểu tại sao các cụ liệt đi “ị” vào một trong “tứ khoái”.
    Mình tiếp tục nghiền ngẫm các sách về nhịn ăn và thêm hứng khởi để nhịn tiếp, không dự định ngày nào sẽ kết thúc
  • Đợt 3: Sang ngày thứ 8 mình bắt đầu nhịn khô trở lại, chỉ nhấp nước khi không miệng quá khô không tiết được ra nước bọt. Sáng ngày thứ 11 có cảm giác hơi hơi đói một chút thôi rồi qua rất nhanh. Tiếp theo vài ngày sau mình thường cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sang ngày thứ 12 thì hoàn toàn hết chứng dị ứng mũi và khớp.
    Cho đến ngày thứ 15 mình vẫn hàng ngày nấu ăn cho mẹ. Sau đó thì bắt đầu cảm thấy cần nghỉ ngơi thích nằm nhiều hơn. May mắn là lúc này mình ở nơi thiên nhiên có biển và rừng. Những lúc cảm thấy hơi mệt mình ôm hoặc tựa vào cây, hoặc nhúng mình xuống biển, nằm trên cát là lại thấy khỏe lại như bình thường. Lúc này đi dép rất khó chịu mà chỉ muốn đi chân đất, xỏ chân vào dép là thấy nhức đầu.
    Cái nệm sao su mỏng được coi là tự nhiên mình cũng cảm thấy khó chịu với nó, và phải đặt mua cái nệm bông gạo. Mình cũng không định mua nệm đâu mà lúc này thấy đau mình khi xương nó đụng xuống giường bởi bắt đầu gầy dơ xương. Cảm giác đụng vào cái gì không phải tự nhiên rất không thoải mái và đặc biệt dị ứng với các mùi hoá chất như nước xả vải, nước rửa chén, mùi xà phòng thơm hay nước hoa. Ở giai đoạn này mình chỉ mặc được quần áo 100% cotton.

    Chứng kiến những thứ đặc sánh đen như nhựa đường liên tục thải ra hầu như mỗi ngày khi đại tiện mặc dù không ăn uống gì đã làm mình thêm hứng thú với nhịn ăn.
    Ngày thứ 17 mình được đón bạn chuyên gia nhịn ăn Nguyễn Huỳnh Thuật và các tình nguyện viên Rừng Gọi ghé qua chỗ mình chơi. Học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đã cho mình thêm tự tin đi tiếp.
    Đến ngày thứ 20 thì thích nằm hơn, vẫn chưa thèm ăn.
    Thú vị là khi ngửi dưa hấu, cam, chanh hay bưởi rồi xoa lên khắp mặt mình cảm thấy sảng khoái no nê như được uống nước ép thực sự vậy. Những lúc này mới thấm là con người chúng ta được nuôi dưỡng bằng cả việc ngửi và các giác quan khác .
    Đến ngày thứ 23 có cơn đói cồn cào xuất hiện và mình bắt đầu nhấp tí nước cà rốt ép. Bụng thì rất đói mà không muốn ăn nên mình đã nhịn thêm 2 ngày nữa. Cả quá trình nhịn, cơ thể mình bị xuống 10kg, và có vẻ như không thể xuống hơn được nữa vì bình thường mình chỉ nặng 43-44kg. Lúc đó quả thực chỉ còn da bọc xương, nay đã hồi phục lại.

    Mình đã trải nghiệm việc ăn ra sau khi nhịn khó hơn rất nhiều lần so việc nhịn. Đối với mình việc nhịn xảy ra tự nhiên, hầu như không cần nỗ lực gì. Khi ăn ra cơ thể nó thèm đủ thứ và ăn gì cũng thấy ngon mà không tiêu được vì hệ tiêu hoá lúc này giống như của em bé. Do không chuẩn bị kỹ kiến thức về cách chăm sóc cơ thể sau khi nhịn ăn dài ngày nên quá trình hồi phục của mình hơi chậm. Vì thế mình bắt đầu nghiêm túc học và hành cách ăn theo Thực dưỡng của Oshawa. Mình thường xuyên theo dõi câc bài viết của chị Phạm Trâm người có gần 40 kịnh nghiệm và.gieo duyên cho mình đến môn Thực dưỡng. Nhờ chị mà từ 2005 mình biết đến môn này nhưng áp dụng gì nhiều ngoài việc thường xuyên ăn gạo lứt, uống trà Bancha củ sen và dùng súp.miso.
    Khi phải vất vả với ăn ra mình mới áp dụng và cảm nhận được giá trị của việc ăn theo Thực dưỡng. Tham gia khóa học 5 buổi Online đã giúp mình hệ thống hóa lại được hơn những kiến thức về Thực dưỡng.

    Giá trị nhất trong đợt nhịn ăn này đối với mình là mình được thực sự giải phóng khỏi những ức chế từ 2 mối quan hệ mà mình đã bị rất “tổn thương”. Trong một lúc ngồi thiền hình ảnh người đó bỗng hiện trong mình và mình cảm thấy mình cũng có lỗi và nước mắt giàn dụa, chỉ muốn gặp và ôm các bạn ấy vào lòng mà nói rằng: Tớ yêu cậu lắm. Trước đó thì bằng ý thức mình đã “cho qua” và tự nghĩ rằng những “tổn thương” đó mình đáng thôi vì chắc chắn mình đã gieo nhân nào đó từ kiếp trước, nay có dịp trả là tốt rồi. Nhưng sâu bên dưới vẫn còn nỗi đau nơi tâm. Trong dịp này những nỗi đau đó hết và chuyển thành lòng tri ân với cuộc sống bởi luôn tạo những hoàn cảnh để mình nhận ra và hóa giải những thứ chưa thanh tịnh của bản thân.
    Một lần mình tắm biển, thả lỏng để những con sóng vỗ về, ngụp mặt hít thở như đang bơi, ngẩng lên thấy mây trắng trên đỉnh đồi xanh.giữa.nền trời, bỗng dưng mình bật gào thốt lên: “Mẹ ơi, con đã có lỗi với mẹ, con yêu mẹ lắm”, và khóc hu hu như đứa trẻ. Mình đã thấy lòng biết ơn đối với Mẹ thiên nhiên trước đó của mình cũng đã chủ yếu ở phần ý thức, lúc này nó chạm vào con tim.
    Thì ra đúng là nhịn ăn không chỉ giúp mình thanh lọc được cơ thể mà nó còn giúp mình gột rửa tâm hồn và mở rộng con tim hơn. Sau đợt nhịn này mọi thứ đối với mình trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều. Bây giờ mới hiểu tại sao nhịn ăn là một cách để rèn luyện tâm linh ở hầu hết truyền thống tôn giáo từ cổ xưa.

    Để thực hành nhịn ăn chúng ta có thể bắt đầu nhịn thời ngắn gián đoạn, không nhất thiết như mình phải đợi hơn 20 năm sau dự định rồi mới thực hiện. Chỉ cần ăn bớt đi nhẹ hoặc nhịn một bữa tối, ta đã có thể có giấc ngủ sâu hơn và thức dậy sảng khoái hơn rồi. Bây giờ mới thấm thêm tại sao Đức Phật khuyên không nên ăn bữa tối.
    Chúc cho các bạn hữu duyên trải nghiệm được thêm một phương pháp đơn giản nhất để THÂN TÂM thêm AN LẠC, mọi sự thêm CÁT TƯỜNG cho bản thân và những người yêu thương🙏❤️
    Với Tình yêu và lòng Tri ân đến Tất cả❤🙏

(Cô Diệu Liên)