NHỊN ĂN, NHỊN KHÔ ĐÚNG, CAO QUÝ KHÁC NHỊN ĂN, NHỊN KHÔ MÙ QUÁNG, THẤP HÈN

04/07/2025 - runggoi
Nhân đọc bài báo nói về Nhịn khô mù quáng cũng như phong trào nhịn khô đang lan rộng và nhiều người thực hành sai lệch, kết quả không mấy lợi lạc mà còn nguy hiểm tính mạng nên Tuệ Đức viết bài này mong rằng những ai đọc được thông điệp này hãy thực hành cho đúng cách để an toàn và có kết quả lợi lạc hơn mong đợi.
 
Nhịn khô hiểu đúng cơ sở khoa học, hiểu rõ cơ chế vận hành của cơ thể thì là là sự thực hành đúng pháp và nếu không hiểu đúng, hiểu rõ thì thực hành sẽ sai pháp. Cũng vậy, thời Phật Phật, thực hành Khổ hạnh (Tapo) để đoạn trừ lậu hoặc, tiến đến giải thoát rốt ráo được Đức Phật khuyến khích nhưng trong kinh Pháp cú 141 Đức Phật cũng cảnh báo, phê bán những người thực hành Khổ hạnh chưa hiểu sâu, còn nghi ngờ nên thực hành sai cách:
 
Na naggacariyā na jaṭā na paṅkā,
nānāsakā thaṇḍilasāyikā vā;
rajo ca jallaṃ ukkuṭikappadhānaṃ,
sodhenti maccaṃ avitiṇṇakaṅkhaṃ.”
 
(Không phải sống trần truồng (loã thể, naked), không phải búi (bện, matted) tóc, không phải bôi trét bùn đất, không phải nhịn ăn, không phải nằm đất, không phải để mình nhớp nhúa bẩn thỉu, không phải siêng ngồi xổm, có thể làm thanh tịnh một phàm nhân nếu người ấy chưa vượt qua hoài nghi (hoài nghi trong tiếng Pali: kaṅkhā, tiếng Anh: doubt, uncertainty).”
 
Cũng vậy, đúng tinh thần Phật dạy này, việc nhịn ăn (tiếng Pali: anāsakā, tiếng Anh: fasting, abstaining from food) nói chung và nhịn khô (dry fasting) là sự thực hành khổ hạnh ((tiếng Pali: Tapo, tiếng Anh: ascetic practice) và người thực hành cần phải vượt lên hoài nghi thì sự thực hành ấy mới là sự thực hành đúng, nếu không thì đó là sự thực hành sai, thực hành một cách mù quáng.
 
Nhận thức rõ điều đó nên trong thực hành Nhịn khô 7T của cộng đồng Rừng Gọi thì chữ TÍN (niềm tin đúng, niềm tin bất thối chuyển vào cơ sở khoa học của phương pháp nhịn ăn, niềm tin tuyệt đối vào cơ thể tự chữa lành, niềm tin vào người có kinh nghiệm đi trước, niềm tin vào phương pháp thực hành đúng cũng giống như người con Phật có niềm tin vào Tam Bảo, vào Bát Chánh Đạo thì sự thực hành mới đạt hiệu quả, chuyển hoá sâu, với người con Chúa thì đó là Đức Tin).
 
🧘‍♂️ Nhịn khô, khổ hạnh đúng pháp (Tapo chân chính)
  • Nhịn khô hay chọn thực hành lối sống Khổ hạnh như một phương tiện để thanh lọc tâm ý và đoạn trừ những tham đắm, dính mắc, lậu hoặc vốn là nguyên nhân gốc gây nên khổ đau và bệnh tật chứ không phải để hành xác.
  • Gắn liền với Trung đạo, không cực đoan, không hưởng dục lạc nhưng cũng không ép thân đúng tinh thần Phật dạy sau khi giác ngộ.
  • Khổ hạnh (Tapo) trở thành phương tiện hỗ trợ tu tập để có thân khoẻ, tâm an và giải thoát:
  • Khổ hạnh về thân: Tiết chế ăn uống, nhịn ăn hoặc ăn uống ngày một bữa, sống đơn giản (tối giản), không chạy theo hưởng thụ dục lạc thế gian.
  • Khổ hạnh về khẩu: Kiệm lời, nói hay chỉ chia sẻ lời chân thật, dễ thương (từ ái, ái ngữ) và không gây tổn thương hay sát thương bất cứ ai.
  • Khổ hạnh về ý: đoạn từ tham sân si, giữ tâm quân bình (cân bằng) và buông xả hoàn toàn trước những hình ảnh nhìn, âm thanh nghe, mũi ngửi, thân xúc chạm, miệng ăn hay uống. Thường trực thiền chánh niệm, quan sát nội tâm và buông bỏ vọng tưởng
  • Trích đoạn liên quan qua bài Kinh Kasibhāradvāja (Người Cày Ruộng)“Đức tin (Tín, Saddhā) là hạt giống, Khổ hạnh (Tapo) là mưa, Trí tuệ (Paññā) là ách và cày, Chánh niệm (Sati) là lưỡi cày và gậy thúc.
    Tinh tấn (vīriya) là sức kéo. Việc cày này đem lại quả bất tử (amatapphalā), ai cày như vậy sẽ thoát khỏi mọi khổ đau.”
  • Trong Kinh Sutta Nipāta và Anguttara Nikāya, Đức Phật cũng lại khẳng định: “Không phải lõa thể, trét bùn, hành xác có thể làm người thanh tịnh mà là người biết sống với giới hạnh, phạm hạnh, trí tuệ, và đoạn trừ hoài nghi (kaṅkhā ).”
⚠️ Nhịn khô, Khổ hạnh sai pháp (Tapo mù quáng)
  • Là khổ hạnh theo hình thức, chấp vào biểu hiện bên ngoài: ép xác, nhịn ăn cực đoan, hành xác không có chánh kiến.
  • Có thể sinh ra ngã mạn tu hành hoặc lệch lạc tâm lý.
  • Ngoại đạo thường dùng hình thức để chứng đạo, nhưng Đức Phật dạy:
 “Giải thoát không nằm ở hình thức, mà ở việc đoạn tận ô nhiễm trong tâm, đoạn tận lậu hoặc.”
 
🌬️ Nhịn khô của Rừng Gọi – Ứng dụng khổ hạnh (tapo) đúng và sai trong thực hành
 
· Nhịn khô sai lạc – mù quáng: nếu người tu hành vì muốn chứng đắc, nổi bật, hoặc ép thân cực độ mà không hiểu rõ về cơ chế khoa học nhịn khô, không hiểu rõ những triệu chứng thải độc thân tâm trong quá trình thanh lọc mạnh mẽ do nhịn khô xảy ra thì sẽ có hoài nghi, có lo sợ, các hormone tiêu cực tiết ra, gây rối loạn sức khỏe và tâm lý.
 
· Nhịn khô đúng pháp – khoa học: như Tuệ Đức và cộng đồng Rừng Gọi thực hành, là sự tiết chế có hướng dẫn, thực hành từng bước vững chắc từ việc thực hành nhịn khô 1 ngày đến nhiều ngày một cách phù hợp từng đối tượng, từng hoàn cảnh và đi kèm thực hành 7T trong đó chú trọng đến tắm nắng, kết nối thiên nhiên, thiền định, chánh niệm và tình thương không vấn vương, tình yêu thương vô điều kiện.
 
Nhịn khô, thực hành khổ hạnh đúng pháp, khoa học, niềm tin vững vàng giúp cơ thể:
  • Thanh lọc tế bào (được khoa học xác nhận là autophagy, giải Nobel y sinh 2016 và nhiều nghiên cứu khoa học ngày càng có nhiều khám phá bất ngờ về những cơ chế được cơ thể kích hoạt khi thực hành nhịn ăn hay khổ hạnh: hormesis, ketosis, v.v.)
  • Làm chủ bản thân, loại bỏ lập trình thèm ăn, giải phóng năng lượng tiêu cực, tăng tần số rung động năng lượng của cơ thể
  • Tăng khả năng cảm nhận tự nhiên và nội tâm sâu sắc
  • Tăng khả năng thích ứng với môi trường sống nóng, lạnh v.v.
“Nhịn ăn không phải là hành xác. Nhịn ăn là một phần của khổ hạnh đúng pháp nếu có hiểu biết khoa học, trí tuệ, từ bi và tỉnh thức đi kèm.”
 
✨ Tóm lược giúp người thương những điểm khác biệt rõ giữa Nhịn khô – Khổ hạnh đúng pháp và Nhịn khô – Khổ hạnh sai pháp như sau:
 
Nhịn khô – Khổ hạnh đúng pháp, chân chính, cao quý, dẫn đến cơ thể tự cân bằng, tự chữa lành và dẫn đến giải thoát
 
Trung đạo, chánh niệm, có hiểu biết khoa học. Có chánh kiến, chánh tinh tấn, thanh lọc nội tâm, nội tâm thanh tịnh, dứt hoài nghi.
 
Thanh lọc thân tâm phù hợp, rèn luyện ý chí, phát triển nội lực, tăng sức chịu đựng và biên độ thích nghi với môi trường, hỗ trợ thiền định, thực hành tinh tấn và kham nhẫn ba la mật để đoạn tận mọi ô nhiễm, lậu hoặc. Không phán xét hay chỉ trích bất cứ ai. Thành tâm và chí nguyện.
 
Đi đôi với Thiền, gắn với Giới – Định – Tuệ, nội tâm chuyển hoá sâu sắc
Trợ duyên cho đời sống phạm hạnh (Brahmacariya), trợ duyên cho thiền định (meditation) – bụng rỗng tâm thông, định sâu hơn, sáng suốt hơn…và giải thoát. Dẫn đến an lạc, hướng dần đến sự tự do vô biên, hạnh phúc bền và giải thoát rốt ráo.
Được Đức Phật khuyến khích, sự thực hành khổ hạnh đúng pháp còn thì chánh pháp còn. Có ở Kinh Kasibhāradvāja (Người Cày Ruộng), Phẩm BRĀHMAṆA (Kinh Pháp Cú, số 395) và nhiều đoạn kinh khác.
 
Hân hoan trong sự thực hành, tâm không mong cầu, mọi sự hoan hỷ tuỳ duyên thuận pháp và không gây đau khổ cho ai hay loài nào.
 
Nhịn khô – Khổ hạnh sai pháp, mù quáng, hèn thấp, hình thức, bệnh đau, không đưa đến giải thoát
 
Hình thức, cực đoan, thiếu hiểu biết khoa học. Tà kiến, chấp hình thức, rơi vào giới cấm thủ, chưa vượt hoài nghi, hành xác, ép thân thể cực đoan. Không trợ duyên cho đời sống phạm hạnh, giải thoát. Còn lệ thuộc vào những điều kiện khác (máy lạnh, máy quạt, thời tiết nóng lạnh …).
 
Gây tổn hại thân thể, tăng tham ái và ngã mạn, thích phô trương, thích phán xét và chỉ trích người khác. Không thành tâm, không phát nguyện.
Không thiền, gắn với ngã mạn, nội tâm không chuyển hóa
Rơi vào khổ đau, rối loạn
Bị Đức Phật từ bỏ và không khuyến khích. Có ở Phẩm Hình Phạt (Kinh Pháp Cú, số 141) và nhiều đoạn kinh khác.
Khổ đau trong sự thực hành, tâm mong cầu, mọi sự bất như y thấy không hoan hỷ, cáu gắt và có gây đau khổ, tổn hại cho người khác và các loài.
 
🌿 Tóm lại:
 
👉 Khổ hạnh (Tapo, ascetic practice) thực hành đúng thì tâm an thân khỏe nên tần số rung động năng lượng cao lên dần nhưng không phải là mục tiêu hay cứu cánh mà nó chỉ là phương tiện superturbo (siêu mạnh và nhanh) chuyên chở cao tốc so với phương tiện chuyên chở đường thường, là chiếc thuyền tự nhiên và nhiệm màu cho ta đến bến bờ giải thoát. Và mỗi hành giả cần biết lúc nào lên thuyền, lúc nào xuống thuyền, để không bị lạc vào biển mù quáng, hình thức và tà kiến.
 
👉 Hình thức khổ hạnh bên ngoài không giúp giải thoát nếu nội tâm còn hoài nghi, nhiễm ô, vô minh và dính mắc.

👉 Giải thoát đến từ sự chuyển hóa bên trong – trí tuệ, chánh niệm, thanh tịnh và đoạn tận lậu hoặc (thiêu đốt hết mọi cấu uế, ô nhiễm).
 
👉 Trong nhiều bài kinh, Đức Phật nhấn mạnh:“ Không phải hình thức bên ngoài làm nên phạm hạnh, mà là nội tâm thanh tịnh, không còn tham ái và ngã chấp.”
 
“Khổ hạnh và đời sống phạm hạnh, thấy được chân lý thánh,
Chứng ngộ Niết-bàn – đó là điềm lành tối thượng.” Trích Mangala Sutta – Kinh Hạnh Phúc: “Tapo ca brahmacariyañca, ariyasaccāna dassanaṃ. Nibbānasacchikiriyā ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.”
 
Phật dạy rõ, khổ hạnh đúng là rất cao quý và được ngài khuyến khích, khổ hạnh này còn thì chánh pháp còn. “Khổ hạnh, chân thật, điều phục – làm chủ (thân và tâm) và sống trong pháp – đó là người tự do, tĩnh lặng, là bậc tu khổ hạnh chân chính (đúng pháp).” (Tapo ca saccaṃ ca damo ca dhammo, eso muni nāma so tapassī).” Trích từ Suttanipāta 💚.
 
Miến Điện, Tối thứ tư, này 02.07 (July), 2025
Tuệ Đức (Sư Rừng Gọi) –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *