Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Trong tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật, người viết mong muốn cùng được trao đổi và góp ý về mối tương quan giữa ý Đảng, lòng dân với những vấn đề thời sự hiện nay. Người viết thực tâm mong muốn góp phần xây dựng một xã hội an lạc, thịnh vượng khi suy ngẫm về sự kết hợp giữa những lời dạy của Đức Phật và tinh thần đổi mới của Đảng.
Ý Đảng: Hướng đến sự đổi mới và phụng sự nhân dân qua những lời phát biểu của ngài Tổng Bí thư Tô Lâm đã thể hiện rõ: đó là sự đổi mới tư duy, tinh gọn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức, hết lòng phục vụ nhân dân. Những chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần “vô ngã, vị tha” của đạo Phật, hướng đến lợi ích chung của cộng đồng. Tinh thần từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”: Thể hiện sự cởi mở, tôn trọng quyền tự do của người dân, phù hợp với tinh thần “giải thoát” của đạo Phật, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Thể hiện tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, đề cao sự hòa hợp, yêu thương trong cộng đồng.
Ý Đảng: Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức: Đề cao tinh thần “giới, định, tuệ”, lấy đạo đức làm nền tảng cho mọi hành động, đổi mới thể chế, gỡ bỏ điểm nghẽn pháp luật: Tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước, mang lại lợi ích cho người dân, rất phù hợp với tinh thần “phương tiện thiện xảo” của đạo Phật. Bởi lẽ, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cũng chính là: Thể hiện tinh thần “bồ tát hạnh”, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui. Đồng thời, lòng dân cũng: mong muốn sự tự do, công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân. Lòng dân cũng đã bày tỏ những mong muốn chính đáng, như việc tôn trọng quyền tự do tu tập của các bậc chân tu, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống. Những nguyện vọng này xuất phát từ tâm từ bi của người con Phật, từ tình yêu thương chân thành của người cộng sản mong muốn một xã hội công bằng, ấm no, hạnh phúc, an lạc. Theo đó, Tự do tu tập: là những mong muốn được thực hành giáo pháp của Đức Phật một cách tự do; Dám nghĩ, dám nói, dám làm: là mong muốn được thể hiện chính kiến của mình, đóng góp vào sự phát triển của xã hội; Tôn trọng các giá trị đạo đức: là mong muốn một xã hội đề cao những giá trị đạo đức truyền thống như: lòng từ bi, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm… Sự hòa hợp giữa ý Đảng và lòng dân thiết nghĩ sẽ là con đường dẫn đến hoà bình, an ninh, phát triển bền vững và an lạc. Đúng như lời Đức Phật đã truyền dạy, “ý và lòng” (Tâm và Ý) cần phải hòa hợp để tạo nên sức mạnh. Vì vậy, khi ý Đảng và lòng dân có sự nhất tâm và cùng ý hướng về một mục tiêu tốt đẹp chung, chúng ta sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng nhau dốc sức chung lòng xây dựng một đất nước ngày càng thịnh vượng và phát triển bền vững, sánh vai với các nước văn minh và hạnh phúc trên Thế giới.
Đến nay người dân và các phật tử đang ngày càng hiểu biết hơn về đạo Phật, đặc biệt là hạnh tu đầu đà. Một hạnh tu buông xả tận cùng, sống hoà hợp với thiên nhiên, sống tuỳ duyên thuận tự nhiên, thương yêu, đoàn kết với nhau, sống một đời sống lành mạnh, vô hại, 3 y một bát, thực hành Chánh pháp. Các vị sư tu hành đầu đà sống đơn giản, ăn chay ngày một bữa trước ngọ, đi bộ/thiền hành hoặc ngồi thiền và không có gì để sở hữu, không có gì để phải bám víu hay dính mắc. Các vị sư dám từ bỏ tất cả để đến sống đời đạm bạc tu hành đầu đà. Với tinh thần chịu đựng khổ để thoát khổ, đi qua tận cùng của khổ đau để hân hoan sống trong an lạc, để được sống thật được với chính mình theo giáo lý của Phật Tổ và Ngài Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Trí Quảng cũng rất tán thán người tu hạnh đầu đà này.
Đức Phật dạy: “Người tu hạnh đầu đà còn thì Chánh pháp còn”. Hành tu đầu đà với ý nguyện Chánh pháp đã và đang góp phần vực dậy một nền Phật giáo sinh động có công năng phục vụ dân tộc và đất nước. Vậy làm sao để những hoài bão sâu sắc là “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức” được thành tựu viên mãn? Dù vẫn biết rằng, người Phật tử, từ hơn hai ngàn năm nay, thời nào cũng thuần kính tôn ngưỡng Tam Bảo, một lòng quy ngưỡng Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên cũng xuất hiện không ít những nhóm người lộn xộn, chụp mũ, bôi xấu và bị vu oan giá họa, … chửi bới người tu hành đã buông xả tận cùng.
Hẳn ai cũng biết, Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền, mà là một chủ nghĩa khoa học và nhân bản rất là vững chãi mà Liên hiệp Quốc cũng đã có công nhận, hàng năm ta điều có tổ chức Đại lễ tam hợp Vesak (UN VESAK) khắp nơi và năm nay là lần thứ tư Việt Nam ta đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc từ ngày 6 đến ngày 9.5.2025.
Đạo Phật có tinh thần cởi mở và phá chấp và trong thế kỷ mới, đạo Phật có thể đi song hành thoải mái với khoa học. Khoa học đây là tinh thần khoa học, thái độ sẵn sàng buông bỏ cái thấy cũ để có cơ hội đạt tới cái thấy mới. Khoa học mới đã vượt xa khoa học cũ, nhất là trong lĩnh vực vật lý vi mô, khoa học lượng tử. Đơn cử như: Phương pháp nhịn khô 7T Rừng Gọi đã giúp người thương hướng tới việc hạn chế dùng thuốc, không tốn tiền dù đã gặp phải những tình huống khổ đau hiểm nghèo đã có được tinh thần an lạc và sức khỏe viên mãn, hồi sinh. Những tình huống đó đã được chia sẻ ở trang https://runggoi.com/ và các kênh YouTube Thanh lọc Rừng Gọi, FB Thanh lọc Rừng Gọi. Dẫu biết Phương pháp nhịn khô 7T Rừng Gọi vẫn còn gặp phải nhiều hoài nghi, vẫn còn chấp thủ, vẫn còn dính mắc vào những quan niệm, những vướng bận, những phiền não như giận hờn, lo lắng, tham đắm, nghi ngờ và kỳ thị mà chưa trải nghiệm để có sự chứng thực và lan toả điều tốt lành.
Người viết thực sự mong muốn trên tinh thần phá chấp (vượt lên giới cấm thủ), từ bi và trí tuệ của đạo Phật, tinh thần hoài nghi của người làm khoa học, mọi người hãy cùng nhau: Tu dưỡng đạo đức: Rèn luyện phẩm chất đạo đức, sống theo lời dạy của Đức Phật; Hành động thiện lành: Làm những việc thiện lành, mang lại lợi ích cho người khác, môi trường sống được bảo vệ; Xây dựng cộng đồng an lạc: Góp phần xây dựng một cộng đồng an lạc, hòa bình để Ý Đảng và Lòng dân cùng hòa hợp và luôn phát triển theo hướng tốt lành nhất.
Nam mô A Di Đà Phật! Sadhu Sadhu Sadhu!! Lành thay Lành thay Lành thay!!!
Tỳ kheo Thích Tuệ Đức (Sư Rừng Gọi). Nơi Bình yên, ngày 18.3.2025