Kỳ 3 thiên phóng sự đặc biệt dành cho những người mắc bệnh ung thư, nan y, muốn giảm béo, thải độc, tăng cường sức khỏe…

09/04/2021 - runggoi

THIỀN ĐƯỜNG CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ VÀ NỖI NIỀM CỦA “GIÁO CHỦ NHỊN ĂN”Trích trong tập phóng sự: “Chuyện về những người thoát bệnh hiểm nghèo bằng nhịn ăn và thực dưỡng – NXB Hôi nhà văn, dự kiến ra mắt trung tuần tháng 4/2019)

CHÚ Ý: Phương pháp chữa bệnh bằng nhịn ăn có thể nguy hiểm đối với một số người. Nên các anh chị tuyệt đối không được tự ý thực hiện nếu không có sự đồng ý và hướng dẫn trực tiếp, cụ thể của các chuyên gia)

Suốt 24 năm qua, kể từ khi thoát khỏi bàn tay sắc lạnh của tử thần do mắc bệnh ung thư vú quái ác, bà Tạ Thị Lý không một lần phải đi viện, cũng chẳng phải dùng một viên thuốc nào. “Thì tôi khỏe như trâu, có ốm đau gì đâu mà phải thuốc thang, bệnh viện, đến nhức đầu sổ mũi tôi còn chẳng bị nữa là”. Vậy mà cứ dăm bữa, nửa tháng, bà Lý lại nhịn ăn một đôi lần. Ngắn thì 1-2 ngày, hứng lên, bà nhịn luôn cả tuần. Mỗi khi đi đâu xa hoặc dự định làm việc gì lớn, bà cũng nhịn. Điều kỳ lạ là sau mỗi lần tuyệt thực ấy, sức khỏe bà lại dẻo dai hơn, trí tuệ minh mẫn hơn. Kính nể sức khỏe vô địch của bà, giới thực dưỡng Việt Nam đã phong bà làm “Giáo chủ nhịn ăn”. Họ còn làm thơ ca tụng bà: “Tuổi càng cao mắt càng sáng như sao/ Vui cực kỳ khi gặp phải gian lao/ Cõi ta bà gặp ai cũng chào và hỏi: Muốn khỏe, muốn giỏi, thử nhịn ăn xem nào?!”.

Biến nhà thành thiền đường chữa bệnh miễn phí bằng nhịn ăn và gạo lứt, muối mè

Bà Lý bảo: “Tôi đã thực sự đổi đời nhờ phương pháp nhịn ăn và thực dưỡng Ohsawa. Tôi đã bước từ bóng tối ra ánh sáng, từ địa ngục lên thiên đường”. Tri ân phương pháp tuyệt vời này, từ năm 1993, bà Lý đã đi khắp mọi miền đất nước để truyền bá, chia sẻ. Bà đã giúp hàng vạn người chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo, mang lại cho họ sự sống, niềm vui, niềm hạnh phúc. Ngôi nhà của bà ở 31B Thành Công và ở xã Tam Hưng, ngoại thành Hà Nội từ lâu đã trở thành thiền đường từ thiện dành cho những người tu thiền và người nhịn ăn khắp trong Nam ngoài Bắc. Đó cũng là nơi hội tụ của bạn đạo bốn phương. Nói về công đức của bà, nhà thực dưỡng hàng đầu Hà Nội Ngọc Trâm xúc động: “Chúng tôi rất yêu quý và ngưỡng mộ bà Lý, một vị Bồ Tát của miền Bắc. Trong khi ai cũng tìm cách kiếm chác chút lợi lộc từ người khác thì bà Lý làm nhà cho mọi người tới nhịn ăn miễn phí, chăm sóc tận tình như người mẹ hiền chăm con. Trong giới thực dưỡng Việt Nam, chưa có ai làm được những công đức cụ thể, thiết thực mà vĩ đại ấy. Tôi luôn gọi bà Lý là “sư phụ”, là vị Bồ Tát địa phương”.

Một trong những bệnh nhân đầu tiên được bàn tay của “vị Bồ Tát” Tạ Thị Lý cứu giúp là chị Huyền, cháu gọi bà Lý là dì ruột. Năm 40 tuổi, chị Huyền lăn đùng ra ốm. Đầu lúc nào cũng đau như búa bổ, miệng méo xệch, tai nghe thấy tiếng kêu “ù ù” như cối xay lúa ở bên trong. Cổ có khối u rất to. Đi bệnh viện khám, bác sĩ kết luận: chị bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, liệt dây thần kinh số 5 và số 7. Lúc đó, chị Huyền đang là công nhân xây dựng, là trụ cột chính trong nhà với 3 đứa con thơ và người chồng ốm yếu, bệnh tật. Gia cảnh rất nghèo túng. Nghe tin chị ốm nặng, bà Lý đến thăm, bảo: “Mày tin dì thì để dì chữa bệnh cho”. Chị Huyền hỏi: “Bằng cách nào?”. Bà Lý cười: “Bằng nhịn ăn và nhai gạo lứt, muối vừng”. Chị Huyền hốt hoảng: “Ăn như thế làm sao mà đủ chất hả dì?”. Bà Lý dúi vào tay chị cuốn sách rồi bảo: “Mày đọc đi rồi khắc có câu trả lời”. Đó là cuốn “Tuyệt thực đi về đâu?” của Thái Khắc Lễ. Chị Huyền đọc nghiến ngấu cuốn sách. Chị đã hiểu ra vì sao chị bị bệnh, muốn khỏi phải làm như thế nào? Như người đang đi trong bóng đêm tìm được ngọn đuốc sáng, chị bắt duyên ngay với những miếng cơm gạo lứt do bà Lý nấu. Theo chỉ dẫn của bà Lý, mỗi miếng cơm chị nhai 200 lần. Nhai thật kỹ, nhuyễn thành nước mới nuốt. Mỗi ngày trôi qua, bệnh chị ngày càng thuyên giảm, chị càng có niềm tin vào phương pháp mình đang thực hiện. Sau gần một năm kiên trì nhai gạo lứt, muối vừng, chị khỏi hẳn bệnh, đặc biệt chị cảm thấy khỏe mạnh hơn cả thời trẻ. Chị Huyền tâm sự: “Ngã mạn của con người lớn lắm. Một khi lâm bệnh nặng, có duyên, có phúc mới ngộ ra được. Tôi có được như ngày nay là nhờ dì Lý”.

Cặp tình nhân đình đám một thời của làng khiêu vũ thể thao Việt Nam Khánh Thi – Chí Anh cũng từng là khách thường xuyên của thiền đường bà Lý. Chí Anh kể, năm 2000, anh bị bệnh hoàng đản: mắt vàng, da vàng. Uống thuốc tây y, đông y mãi không khỏi. Qua sự giới thiệu của người bạn, anh tìm đến thiền đường của bà Lý và được bà đưa cho đọc cuốn “Tuyệt thực đi về đâu?”. “Lúc đầu, tôi ăn số 7 được 10 ngày thì hết vàng da. Sau đó tôi ăn kéo dài suốt cả tháng. Một lần, đám bạn rủ rê đi ăn thịt chó, về, tôi ngứa tung khắp người, da lại vàng ệch. Nhờ bà Lý hướng dẫn, chăm sóc tận tình, tôi nhịn ăn liền 7 ngày. Trong quá trình nhịn ăn, cơ thể tôi có những sự đào thải chất độc rất kinh khủng. Sau đợt nhịn ăn ấy, da tôi trở nên trắng trẻo, tóc mượt, người dồi dào năng lượng. Từ bấy đến giờ, tôi ăn uống theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa”.

Cuối năm 2001, kiện tướng dancespot Khánh Thi cũng về nhà bà Lý nhịn ăn một đợt 10 ngày. “Sau đó, em tăng lên 4 kg, trẻ đẹp ra không ngờ. Bạn bè ai cũng tưởng em đi thẩm mỹ viện”. Khánh Thi hào hứng khoe. “Ăn theo phương pháp Ohsawa em thấy thế nào?” – Tôi hỏi. Khánh Thi cười: “Trước đây, chưa ăn theo phương pháp dưỡng sinh, em nhảy 1 tiếng là mệt. Giờ có thể nhảy đến 3 tiếng”.Anh Nguyễn Hữu Đản, 29 tuổi, sinh viên Đại học kiến trúc Hà Nội bị bệnh viêm xoang nhiều năm, đã chữa ở nhiều bệnh viện không khỏi. Sau khi nhịn ăn 5 ngày ở nhà bà Lý, anh hết bệnh. “Trước đây, đi đâu tôi cũng cần thuốc thông mũi. Một đêm phải dậy 2 lần để nhỏ thuốc, nay không cần nữa”.

Có một bệnh nhân rất đặc biệt, đang tự chữa nghiện ma túy bằng phương pháp nhịn ăn. Đó là anh Vũ Sơn Hải, trú ở 36 Thành Công. Anh Hải bị nghiện đã 8 năm, đã đi cai nhiều lần nhưng vẫn tái nghiện. Nay anh thử cai bằng cách tuyệt thực. “Tôi đã nhịn được 8 ngày. Mấy ngày đầu vừa thèm thuốc, vừa thèm cơm nhưng nay không thèm nữa, thậm chí, tôi có cảm giác mình chưa bao giờ hút thuốc. Tôi cảm thấy dễ chịu, không bị vật vã như những lần cai trước. Tôi hy vọng lần này sẽ đoạn tuyệt được với nàng tiên nâu”.

Và nỗi niềm của “Giáo chủ nhịn ăn”

Trò chuyện với bà Tạ Thị Lý, chúng tôi mới vỡ lẽ: Phương pháp thực dưỡng (Macrobiotique) và nhịn ăn (Jeune) đã từng nở rộ ở Pháp, Mỹ ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước. Mở đầu là “quả bom” Life – một tờ tạp chí ra tháng 8/1982 tường thuật trên 8 trang trường hợp một bệnh nhân ung thư nặng được cứu chữa bằng phương pháp Macrobiotique, gây chấn động toàn nước Mỹ: Tại Philadelphia, một bác sĩ y khoa tên là Antony Satilaro đã dứt bệnh ung thư nặng (khối u đã di căn toàn cơ thể) nhờ phép ăn uống loại bỏ tất cả thức ăn động vật. Bài viết này, sau đó, được đăng tải trên nhiều tờ báo và tạp chí như: Tạp chí Paris Match (Pháp) tháng 10/1982, tạp chí Atarashiki Sekaia (Nhật) tháng 10/1982… Tháng 3/1984, một lực sĩ trứ danh, 26 tuổi tên là Dirk Benedietos đã viết trên nhật báo Time rằng: ông đã bị ung thư bọng đái, nay được cứu chữa nhờ phép dưỡng sinh của Michio Kushi – một trong hai đệ tử nổi tiếng nhất của GS Ohsawa.

Vào tháng 7/1984, tờ báo East West Journal có đăng một trường hợp tương tự. Một thương gia tên Norman Alnold sống tại Columbia bị ung thư gan. “Bác sĩ điều trị bảo tôi chỉ có thể cầm cự trong 6 tháng nữa thôi. Tôi đau khổ và tuyệt vọng. Tôi đành chịu phép cầu cứu cuối cùng là ăn uống theo phương pháp Macrobiotique như bác sĩ Antony Satilaro. Tôi tìm đến giáo sư Nhật Michio Kushi và ông này đã trị dứt bệnh cho tôi. Hôm nay, tôi trở nên mạnh khỏe, da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn, tôi trở lại đời sống bình thường, làm việc, chơi thể thao, yêu đời, vui sống còn hơn xưa nữa”.

Ba trường hợp trên gây ảnh hưởng rất lớn trong giới y khoa. Các bác sĩ hết sức tin tưởng và cũng bắt đầu ăn uống theo phương pháp Macrobiotique. Rồi dần dần, số bệnh nhân ung thư được chữa lành nhờ phương pháp Macrobiotique tăng lên không ngớt. Các trường đại học Harvard, Erooklyn, Cambridge, các viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc hết sức tin tưởng vào thuyết “Giữ gìn sức khoẻ, tránh bệnh tật bằng cách ăn uống”.

Khi chúng tôi hỏi: “Liệu tất cả các bệnh nhân ung thư chữa theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa có khỏi cả không?”. Bà Lý bảo: “Cái đó còn tùy thuộc vào ý chí của người bệnh. Bởi nhiều người cho rằng ăn uống như thế thì khó lắm. Và thế là họ vẫn ăn uống sai, họ không kiêng được, họ tiếp tục tồn trữ chất độc. Chính vì vậy, sự hợp tác của người xung quanh, nhất là người thân rất cần. Trong gia đình, người vợ nấu bếp phải nâng đỡ tinh thần người chồng bằng cách cùng ăn theo phương pháp Macrobiotique (ăn uống dưỡng sinh). Nếu vợ ăn một miếng thịt băm viên trong khi ông chồng ráng ăn cơm lứt, ăn rau thì hỏng cả rồi. Điều này, rất đáng tiếc, lại xảy ra khá nhiều. Cho nên, có những trường hợp, bệnh nhân ung thư sau một thời gian ăn theo phương pháp dưỡng sinh, dứt bệnh, lại vội vàng quay lại cách ăn như cũ, để rồi, bệnh lại tái phát. Muốn được lành hẳn, cần phải có thời gian 7 năm ăn uống theo phương pháp Macrobiotique”.

Trước lúc chia tay, bà Lý bảo: “Tôi lo lắm. Một trong những đại nạn của con người hiện nay là cách ăn uống bừa bãi và chế độ làm việc vô giờ giấc. Khi mà những nhà hàng đặc sản mọc lên ngày càng nhiều và con người ta còn vắt kiệt sức trong vòng quay của gạo tiền cơm áo thì khi đó, các chứng bệnh nan y và người tâm thần sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Mà tôi thấy cũng lạ. Vô tuyến truyền hình ngày nào cũng ra rả dạy cách nấu món ăn này, đặc sản kia. Có cảm giác dường như họ chỉ hướng dẫn cho những người giàu có mà quên khuấy hàng triệu triệu người đang dầu dãi một nắng hai sương trên các cánh đồng, đồi núi. Tôi và chị Ngọc Trâm có một ước nguyện là sau này được đi mọi miền để dạy người dân cách nấu ăn theo phép thực dưỡng”. Rồi bà chậm rãi đọc cho tôi nghe lời giáo thuyết của tiên sinh Ohsawa mà bà đã thấm nhuần ngay từ khi còn chập chững bước vào con đường thực dưỡng: “Nguồn gốc mọi sự trên đời này là do thức ăn mà ra. May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, đẹp hay xấu…, tất tật đều bắt nguồn từ thức ăn. Khi hiểu rõ được điều này thì ta thấy rằng, loài người không hẳn là xấu mà cũng không hẳn là tốt. Vì họ được tạo ra do thức ăn xấu hoặc tốt mà thôi”. Đó phải chăng cũng chính là nỗi niềm mà bà muốn gửi gắm tới cõi nhân gian chật hẹp còn lắm đau thương, bệnh tật này?

(Còn nữa)